LỊCH SỬ PHẬT THÍCH CA BẰNG TRANH

     Có thể tóm lược cuộc đời của Đức Phật thành 6 giai đoạn: Đức Phật đản sanh, giai đoạn trước khi xuất gia, 6 năm tu khổ hạnh, 49 ngày thiền định dưới cây Bồ đề và thành đạo, 45 năm giảng pháp và cuối cùng là nhập Niết bàn.

     Ðức Phật Thích Ca (Shakyamuni) tên thật là Tất-đạt-đa, con vua Tịnh-Phạn và hoàng hậu Ma-da, đản sanh vào ngày rằm tháng 4 năm 623 trước công nguyên, tại vườn Lâm-tỳ-ni, xứ Ca-tỳ-la-vệ, thuộc miền bắc Ấn Ðộ. Năm 16 tuổi, Ngài kết hôn với công chúa Da-du-đà-la và sinh được một trai đặt tên là La-hầu-la. Năm 29 tuổi, sau 3 lần du ngoạn ngoài thành, chứng kiến cảnh sanh già bệnh chết, Ngài quyết định từ bỏ hoàng cung, vào núi Hy-mã-lạp-sơn tu tập. Suốt 6 năm dài tu hành khổ hạnh, Ngài đã chứng được quả vị cao nhờ thiền định, vượt qua cõi Trời, cõi Sắc, lên đến bậc cao nhất của cõi vô Sắc là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Tuy nhiên, Ngài vẫn không thấy thỏa mãn vì vẫn chưa giải đáp được thắc mắc của Ngài trước khi xuất gia, chưa giải quyết được câu hỏi cốt lõi nhất của Ngài là "Thoát khỏi sinh tử, thoát khỏi cảnh khổ sinh, già, bệnh, chết". Trong sáu năm tu khổ hạnh, Ngài cương quyết ép xác mình đến nỗi mỗi ngày chỉ ăn một hạt gạo hoặc một hạt mè mà thôi. Ðến một ngày kia thân xác Ngài tiều tụy, bị té xỉu chết giấc. Lúc ấy có mục nữ tên là Su-dà-ta (Sujata) thấy Ngài nằm dưới gốc cây liền mang sữa đến dâng. Khi tỉnh dậy, Ngài hiểu rằng tu khổ hạnh chưa phải là Ðạo giải thoát. Ngài xuống sông Ni Liên tắm rửa sạch sẽ, rồi đến gốc cây Bồ Ðề trải cỏ làm nệm, ngồi tọa thiền và thề rằng: "Nếu ta không chứng Ðạo giải thoát cho chúng sanh thì thề trọn đời không rời khỏi cây Bồ Ðề này." Trong lúc Ngài định tâm tu tập các Ma Vương sợ Ngài thành Ðạo sẽ giác ngộ cho muôn loài bèn rủ nhau đến tìm cách phá Ngài, nhưng Thái Tử quyết tâm tu tập đã thắng tất cả những sự phá phách của Ma Vương. Không chỉ thắng Ma Vương ở bên ngoài, Ngài còn chiến đấu và chiến thắng với bọn giặc phiền não ở nội tâm như tham, sân, si, nghi, mạn...  Sau bốn mươi chín (49) ngày tu tập dưới gốc cây Bồ Ðề, đến đêm mùng Tám tháng Mười Hai Thái Tử chứng Ðạo vô thượng, thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni. Ðức Phật Thích Ca đến vườn Lộc Uyển thuyết Pháp Tứ Ðế (Khổ, Tập, Diệt, Ðạo) cho năm người bạn cùng tu khổ hạnh là nhóm Kiều Trần Như, và họ trở thành đệ tử Phật, từ đó mới có đủ ba ngôi báu là Phật, Pháp, và Tăng.
     Ðức Phật thuyết Pháp và giáo hóa chúng sanh khoảng bốn mươi lăm (45) năm, Ngài độ cho vô số đệ tử giàu nghèo sang hèn đủ mọi tầng lớp. Trong lúc còn tại thế Ngài đi thuyết Pháp trong chín (9) tháng nắng ở xứ Ấn Ðộ, còn ba tháng mưa thì ở lại tịnh xá để chuyên tu. Ngài không chỉ thuyết Pháp cho dân chúng ở cõi Ta Bà này mà còn thuyết Pháp cho các chúng sinh ở các cõi khác như cõi trời Đao Lợi, cõi trời Đâu Suất, cõi Tứ Thiền...
     Biết mình sắp nhập Niết Bàn, đêm trăng tròn tháng hai Ấn Ðộ năm 544 trước công nguyên, Ngài tụ tập các hàng đệ tử tại xứ Câu Ly, rừng Xa Nại, treo võng nơi hai cây Song Thọ, giảng dạy khuyên bảo lần cuối, trao y bát cho cho đệ tử là ngài Ma Ha Ca Diếp để tiếp tục truyền Ðạo, rồi từ giã mọi người mà nhập Niết Bàn.         

     Sau khi Đức Phật nhập diệt, Ngài Ma Ha Ca Diếp  triệu tập đầy đủ 500 vị A La Hán với nhau tại hang Tất-bát-la  phía nam thành Vương Xá để kiết tập những lời Phật dạy. Năm Phật nhập diệt được chọn là năm đầu tiên của Phật lịch.  Phật lịch được tính từ rằm tháng tư năm này đến rằm tháng tư năm sau. Ví dụ: Ngày Phật đản rằm tháng 4 năm Canh Dần là ngày 28/05/2010, Phật lịch = 2010 + 544 = 2554; Mồng Một tết năm Tân Mão là ngày 03/02/2011, Phật lịch 2554; Ngày Phật đản rằm tháng 4 năm Tân Mão là ngày 17/05/2011, Phật lịch 2555.

NĂM THỜI NÓI KINH:

     Trong buổi kiết tập, các Đệ tử của Đức Phật đã chia những năm thuyết pháp của Đức Phật làm năm thời:

1. Thời thứ nhất Phật nói kinh Hoa Nghiêm:

     Khi Phật mới thành đạo, ở tại cội Bồ Đề, nói kinh Hoa Nghiêm 21 ngày, vạch rõ chân tánh, chỉ bày chỗ cao sâu mầu nhiệm của đạo Phật. Chủ đích có hai điều:

a) Dắt dẫn các bậc Bồ Tát lên địa vị Đẳng Giác và Diệu Giác.

b) Nêu bày giáo pháp rốt ráo của Như Lai, chỉ có Phật với Phật mới rõ mà thôi; ngoài ra hàng Nhị thừa ngồi nghe như đui, như điếc, huống chi ngoại đạo tà giáo làm sao hiểu nổi! Đức Phật trình bày giáo pháp siêu việt tuyệt vời ấy, là muốn cho đại chúng phải tu theo Đại Thừa Phật Giáo mới được hoàn toàn rốt ráo.

2. Thời thứ hai Phật nói Kinh A Hàm:

     Biết rằng: "Muốn đi xa phải do nơi gần, muốn lên cao phải từ nơi thấp", Đức Phật y theo chư Phật mà nói pháp Tam Thừa. Vì vậy thời thứ hai, Ngài nói kinh A Hàm trọn 12 năm, dùng ví dụ thực tế, chỉ rõ chân lý cho hàng Tiểu Thừa dễ thừa nhận, mà lo bề tự tu và tự độ.

3. Thời thứ ba Phật nói Kinh Phương Đẳng:

     Đạo Phật chẳng những dạy pháp giác ngộ phần mình mà Ngài còn chỉ bày phương pháp giác tha nữa, tức là khuyến khích từ cái giác ngộ tiêu cực nhỏ hẹp của Tiểu Thừa (A La Hán) để tiến lên cái giác ngộ tích cực bao la của Đại Thừa Phật Giáo. Ấy là thời nói kinh Phương Đẳng trọn 8 năm, dẫn Tiểu Thừa qua Đại Thừa.

4. Thời thứ tư Phật nói Kinh Bát Nhã:

     Đến khi đức Phật xem căn cơ của chúng sanh có thể tiến lên một tầng cao nữa là hấp thụ được hoàn toàn giáo pháp Đại Thừa, nên Ngài chỉ bày đạo lý chân không của vũ trụ, thuyết minh cái thật tướng vô tướng của các pháp. Ấy là thời nói Kinh Bát Nhã trọn 22 năm.

5. Thời thứ năm Phật nói Kinh Pháp Hoa và Niết Bàn:

     Sự hóa độ một thời của Phật gần viên mãn, thêm thấy căn cơ chúng sanh đã thuần thục, có thể gánh vác Đại Thừa chánh pháp của Như Lai, nên Ngài bèn nói rõ bản hoài của Ngài thị hiện ra đời là vì một nguyên nhân lớn: "Khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật". Ngài phú chúc, thọ ký cho các hàng đệ tử, tương lai sẽ thành Phật. Ấy là thời nói Pháp Hoa và Niết Bàn trọn 8 năm. Đến đây nhiệm vụ thuyết pháp độ sanh của đời Ngài đã viên mãn.

     Câu chuyện Lịch sử Đức Phật bằng tranh dưới đây chỉ có thể xem như bản tóm lược cuộc đời của Đức Phật. Quý đạo hữu muốn đọc kỹ hơn  về cuộc đời Đức Phật, có thể đọc ở mục "Tài liệu về cuộc đời Đức Phật" ở cột bên phải.                                                                        

1. Trước khi giáng trần, thái tử Tất-đạt-đa (Siddhattha) đã trải qua nhiều kiếp tu hành chứng quả vị Bồ-tát, hiệu là Hộ Minh, an trú tại cung trời Đâu-suất. Theo lời thỉnh cầu của Phạm Thiên và Tứ Đại Thiên Vương, Bồ-tát giáng trần.

2. Hoàng hậu Ma-da (Sirimahāmāyā) nằm mộng thấy một con voi trắng 6 ngà từ núi vàng, núi bạc đến và mang cho bà một cành hoa sen. Tất cả các nhà thông thái trong triều đều tâu với vua Tịnh Phạn rằng đây là điềm lành, rằng hoàng hậu sẽ sanh một Thái tử thiên tài, làm rạng danh dòng dõi Thích Ca.

3. Trên đường về quê mẹ, Hoàng hậu Ma-da ghé qua vườn Lâm-tì-ni và hạ sanh Thái tử ở đó, nhằm vào ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch, năm 624 trước Tây lịch. Hoàng tử được đặt tên là Tất-đạt-đa, có nghĩa là "người mang toại nguyện", "người mang tốt lành". Vừa sanh ra thái tử liền đi 7 bước, dưới mỗi bước đi là 7 đóa sen nâng gót chân Ngài , rồi Thái Tử dừng lại tuyên bố rằng: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”.
 

4. Đạo sĩ A-tư-đà nghe tin Thái tử ra đời nên xuống núi viếng thăm. Diện kiến thánh nhan của thái tử, đạo sĩ vừa vui mừng rồi lại khóc than. Vui vì bậc Đại Thánh xuất hiện, nhưng khóc vì bản thân đạo sĩ đã quá già không còn sống bao lâu để được nghe chánh pháp của bậc Đại Thánh.
 

5. Tại buổi lễ Hạ điền, trong lúc mọi người mải mê tham dự lễ và vui chơi, Thái Tử an nhiên thiền định dưới gốc một đại thụ. Trước cảnh tượng uy nghiêm ấy, vua cha và mọi người đã đảnh lễ Thái Tử.

6. Lớn lên Thái Tử văn võ toàn tài. Trong cuộc thi võ nghệ của Hoàng Gia, Ngài sử dụng chiếc cung thần mà từ trước đến giờ chưa ai có thể giương nổi và đoạt giải quán quân.

7. Lên 16 tuổi, vâng lệnh phụ vương, Thái tử kết hôn với Công chúa Da-du-đà-la. Đôi vợ chồng sống hạnh phúc 13 năm trong 3 lâu đài lộng lẫy do vua cha xây cho và sanh được một con trai tên là La-hầu-la.

8. Một dịp, Thái Tử và Xa-nặc dạo chơi nơi 4 cửa thành và tận mắt chứng kiến 4 cảnh tượng: người già, người bệnh, người chết và một đạo sĩ tướng mạo đoan nghiêm. Điều này làm Thái tử âu sầu và luôn thắc mắc: Có thể thoát khỏi các cảnh khổ già, bệnh, chết hay không?
 

9. Vào một đêm khuya, sau buổi dạ tiệc linh đình của hoàng cung, Thái Tử cảm thấy nhàm chán cuộc sống hưởng thụ. Nữa đêm, Thái tử vượt thành, bỏ lại vợ con đang chìm sâu trong giấc ngủ, xuất gia tìm chân lý.
 

10. Thái tử cỡi con ngựa Kiền-trắc dẫn theo người hầu cận Xa-nặc vượt dòng sông A-nô-ma trong đêm tối.
 

                                                                                                                              Xem tiếp

  • Tôn ảnh Phật, Bồ Tát

  •    

                                      

Hội PG Thảo Đường

  •    Hội Phật Giáo Thảo Đường tại Moskva thành lập ngày 04 tháng 06 năm 1993. Hội trưởng của Hội Phật Giáo Thảo Đường từ ngày thành lập đến nay là bà Inna Malkhanova.

  • Đọc tiếp  


    • Hình ảnh sinh hoạt

    •    Từ ngày được thành lập đến nay, Hội Phật giáo Thảo Đường đã tổ chức nhiều buổi lễ trang nghiêm và cũng nhiều lần cung thỉnh các Thầy về để giúp cho các Phật tử của Hội hiểu thêm giáo lý của Đức Phật, tăng trưởng đạo tâm.

    • Bấm để xem ảnh  

     

    Tôn ảnh Phật ngọc

     

     

       Phật ngọc là biểu tượng cho hòa bình thế giới. Tượng Phật cao 2 mét 7 được đặt trên pháp tòa có chiều cao 1 mét 4, với trọng lượng nặng trên 4 tấn.     

    Đọc tiếp  

     

    Các trang web liên kết